Ngày xưa, những năm cuối thế kỉ XX và đầu tiên của Thế kỉ XXI khi mà Phú Quốc còn chưa có du lịch thì KIẾN XÂY phục vụ ăn sáng tại làng chài bờ biển.

Đàn ông làm ngư nghiệp đi biển xa bờ qua mấy đêm. Rồi đến rạng sáng ngày thứ n, cái ngày đàn ông ở chân trời biển khơi hướng về bờ thì vợ con dắt nhau ra đón, mong chờ.

Lúc này, tình cảm vợ chồng, cha con những ngày xa cách vì biển khơi lại ùa về tại cửa hàng của Mẹ tôi bằng những tô bún nóng hổi, vợ tự bưng bún cho chồng, con lấy nước cho cha…vì tình cảm Gia đình Họ thích thú và tự phục vụ cho nhau, Họ nói cười rôm rả,niềm vui lan tỏa ra cả bầu không khí xen lẫn tiếng sóng biển, tiếng cô mua cá, dì gánh rau, và âm thanh lộc cộc của xe đẩy thịt trên nền đất đỏ con đường cuối bến.

Tình làng nghĩa xóm cũng như người ở đảo Chúng tôi quá gần gũi. Họ sẵn sàng rửa tô, dọn bàn vì những khó nhọc và bận rộn của Mẹ tôi khi mà Gia đình có Tôi chưa lên 10 tuổi và 3 em nhỏ.

Sự giúp đỡ, chân chất ấy dù có phai dần khi Phú Quốc đô thị hoá nhưng Mẹ tôi giữ lại làm phong cách riêng là tự phục vụ đến hôm nay.

Vượt qua mọi bộn bề lo toan của cuộc sống, gạt đi giai cấp, địa vị xã hội để hòa vào không khí KIẾN – XÂY…KIẾN-XÂY chân thành cảm ơn những Khách Hàng lịch sự, cảm thông, chia sẻ tạo thành xã hội năng động thay vì dùng đồng tiền để ra lệnh thái quá hóa thụ động